24 thg 10, 2016

Trang bị đồ nghề cần thiết cho một tiệm nail mới mở

Trang bị đồ dùng cho cửa hàng làm móng có lẽ là một vấn đề tưởng như dễ nhưng lại không dễ, bởi chúng tôi chứng kiến nhiều vụ đầu tư nhưng không đem đến hiệu quả do việc đầu tư không thích hợp, để đầu tư hiệu quả bạn cần tối ưu tối đa khoản tài chính của mình vào những công việc hữu ích và thiết thực nhất

Đồ nail, chỉ cần bạn vẩy nhẹ ví một cái là đi luôn cả chục triệu và những đồ dùng không cần thiết đó!

Đầu tư cửa hàng làm móng nhất là với cá nhân và các bạn mới vào nghề là vấn đề cần chú ý, đầu tư có kinh nghiệm sẽ giúp bạn vận dụng tối đa khả năng sử dụng hiệu quả các sản phẩm, tiết kiệm được một khoản tài chính không hề nhỏ khi mà đồ dùng, thiết bị nghành nail đang tràn ngập với vô vàn mã hàng không biết chọn lựa thế nào cho phù hợp 

Đồ nail quá phong phú và đa dạng, bạn sẽ hoa mắt và với tâm lý là phụ nữ, bạn sẽ mua sắm thỏa thích, đến khi hết tiền, thiếu đồ, lại tìm cách xoay tiền và sắm tiếp.



Đến mộc lúc nào đó các vấn đề khác như không có khách hàng sớm, duy trì cửa hàng tốn kém và nhiều khoản phí khác phát sinh, lúc đó bạn sẽ cảm giác chán nản và công việc kinh doanh bị ảnh hưởng.

Vì vậy mục tiêu của bạn là phải chọn chính xác những gì sẽ phụ vụ hiệu quả cho quá trình làm dịch vụ, khi biết nó là sản phẩm hữu ích, hãy dùng số tiền hoang phí với lượng đồ lan man để tập trung đầu tư cho những sản phẩm hữu ích đó bằng những mã hàng chất lượng và hữu ích nhất.

Muốn chọn đúng đồ nghề cần thiết, bạn cần xác định bạn sẽ cung cấp loại hình dịch vụ nào và thị trường đang cần những dịch vụ nào, và hãy đưa ra quyết định nhập nó hay không nhập nó, sau đây là một số cách thức đưa ra đánh giá và lựa chọn kèm chi phí tham khảo:

Những thiết bị cần thiết phải có: 


1. Nếu bạn có kỹ thuật vẽ, hay chuẩn bị một bộ màu vẽ, sơn cọ bản: Loại này học viên tại Nail Phương Lê thường sử dụng bộ cọ bản 12 màu, có thể pha nước đúng tỷ lệ để thực hành kỹ thuật vẽ màu nước, giá tham khảo 120k

2. Nếu bạn có kỹ thuật gel: Hãy chọn cho mình khoảng 40 màu sơn gel trong đó có cả các loại gel kiểu mới như gel nhũ, thế là có thể cắt giảm khoản đầu tư nhũ (giá tham khảo 40 lọ sơn gel loại tốt 4 triệu)
3. Nếu triển khai kỹ thuật đắp bột nhiều hãy đầu tư bột làm dịch vụ: Mua một set bột loại tốt, khoảng 12 màu chủ đạo, giá khoảng 500k

4. Đá làm móng: Đá nhiều lắm, không biết chọn từng nào cho đủ, nhưng chọn các kiểu đá phổ biến phục vụ trang trí phụ tiết cho bộ móng trước rồi đến đá hình sau, đá bạn có thể đầu tư tầm 2 triệu tiền đá

6. Keo gắn đá: 25k

7. Dũa móng: Khoảng vài chiếc tầm 50k

8. Bát ngâm tay: khoảng 10 chiếc giá khoảng 50-100k

9. Hộp bảng màu sơn mẫu: Khoảng 50k-100k tùy loại

10. Cọ vẽ, bút chấm bi, bút đắp hoa bột các loại: Cả bộ đầy đủ khoảng 200k

11. Liên kết khoảng 4 lọ (400k)

12. Bóng khoảng 4 lọ (400k)

13. Gel trắng, trong, hồng, chọn gel loại tốt, giá khoảng 500k-600k cho 3 loại gel này đủ tẹt ga cho dịch vụ ban đầu

14. Bột trắng, trong, hồng dùng nhiều đầu tư loại bột tốt, khoảng 500k tiền các loại bột này

15. Máy sấy gel, nên đầu tư một em loại tốt, hàng đảm bảo, giá tham khảo là 1,5 triệu đồng

16. Máy mài loại tốt: Nếu máy mài tốt thì tiết kiệm công đoạn trong dịch vụ mà lại dễ làm, giá tham khảo máy mài làm móng, mã DR288 là loại máy mài thanh gạt điều chỉnh tốc độ đầu mài thay vì núm vặn, giá 1,2 triệu

17. Nước lau gel: 100k/lít

18. Nếu làm bột thì cần lưu huỳnh: Loại xịn đắp hoa làm dịch vụ tốt cho bột giá vào khoảng 200k/100ml, mua 200ml=400k

19. Nước pha sơn: 60k/1 lít

20. Axiton: 40k/1lít

7. Bình xịt đựng hóa chất bắt buộc

21. Kìm nhặt da khoảng 50k-100k tùy loại

22. Lấy khóe: 30-50k

23. Giấy bạc, bông, băng dính, khẩu trang, găng tay, mút tạo loang, khăn spa,.... cho vào tầm 500k

24. Giấy lau gel: Bịch 200g dùng tẹt ga

25. Móng giả: Chọn một loại móng tốt để phục vụ cho quá trình nối móng, chọn loại thường để làm mẫu móng hoặc mẫu cho bảng màu sơn

Những thiết bị có thể có có thể không có:


1. Bồn ngâm chân, 2 chiếc, loại cắm điện có sủi bọt massage chân, nước làm nóng và bộ chà bàn chân: giá 1,2 triệu/2 chiếc

2. Kê tay làm móng (Khoảng 100k/đôi)

3. Máy hút bụi: 700k/đôi

4. Kẹp ngón chân tay: 10 chiếc giá khoảng 50-100k cái này trung tâm không biết chính xác giá

6. Một vài lọ dưỡng móng cho quá trình chăm sóc móng khoảng 300k

7. Que gỗ, bút chấm đá

8. Bình xịt đựng hóa chất 

9. Sơn thường có khoảng 10 màu giá tầm 500k

10. Sơn gel loang nếu có thì đầu tư khoảng 10 màu giá khoảng 800k

11. Hộp đựng các mẫu móng tự làm để giới thiệu với khách

12. Thiết bị hỗ trợ khác nhưng đừng mua các sản phẩm chạy theo xu thế



Thông tin tham khảo thêm: hoc dap bot, học vẽ móng

18 thg 10, 2016

Những bài tập giữ sức khỏe cho người thợ nail

Do tính chất nghề, người thợ nail phải ngồi lâu 1 chổ, ít cử động hay di chuyển nên dễ mắc các bệnh về lưng, cổ, vai, và cổ tay. Lâu ngày thì sẽ có những triệu chứng đâu ở những vùng trên, do đó bạn cần đan xen tập thể dục giúp lưu thông máu, tăng cường sức khỏe.

Dưới đây là một số bài tập đơn giản, giúp cơ thể dẻo dai hơn, cơ bắp bớt căng và giúp bạn có thêm năng lượng làm việc:

Chăm Sóc Sức Khỏe Thợ Nail


Bài tập 1: làm dịu cơn đau với hội chứng đau ống cổ tay
Mở rộng cổ tay phải và đưa lên phía trước. Đưa tay trái lên đan các ngón của hai bàn tay vào với nhau. Cổ tay phải ép lên trên cổ tay trái. Sau đó lặp lại với tay kia.


Bài tập 2: 
Phải ngồi làm việc và cúi đầu liên tục tại salon nail, nên thợ nail thường dễ bị đau vùng cổ và vùng vai gáy. Đây sẽ là bài tập giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, đỡ đau nhức hơn. Đứng thẳng dậy, chân đặt vuông góc với mặt sàn. Giữ mắt nhìn thẳng về phía trước. Bắt đầu quay đầu sang phải, và mở rộng cánh tay trái về một bên với 1 góc 45 độ. Sau đó nhẹ nhàng cuối đầu xuông phải một tí nữa và giữ trong vài giây. Lặp lại động tác theo chiều ngược lại.

Bài tập 3: 
Bài tập này giúp tạo cơ bụng, làm mạnh đôi chân. Nằm ngửa ra sàn nhà, hai gối vuông góc với sàn, bàn chân chạm mặt sàn. Từ từ nhấc một chân lên cao vuông góc với sàn. Đổi chân, sau đó nâng cả hai chân.

Bài tập 4: cho cổ tay và vai

1. Đan hai tay vào nhau, xoay cổ tay theo một hướng nhất định. Sau đó xoay theo hướng ngược lại.

2. Đưa hai cánh tay ra sau lưng, đan các ngón tay lại với nhau, lòng bàn tay hướng ra sau. Bắt đầu kéo căng hai tay trong vài giây và lặp lại 2-3 lần.


3. Đưa hai cánh tay lên cao, đan các ngón tay lại với nhau, lòng bàn tay hướng lên trên và bắt đầu kéo căng tay và giữ trong vài giây. Lặp lại bước này 2-3 lần.

4. Ngồi thẳng người trên một chiếc ghế, Từ từ quay người sang trái, bắt đầu từ vòng eo của bạn. Mông vân ngồi thẳng trên ghế, chỉ quay phần đầu, cổ vai. Giữ trong 10 giây sau đó thực hiện ngược lại.



Bài tập 5: cho toàn cơ thể

Ngồi trên ghế, cúi xuống và thả lỏng toàn người lên đùi chân của bạn. Hãy để đầu thả về trước phía cánh tay. Thư giãn trong 30 giây rồi từ từ ngồi dậy. Lặp lại từ 2-3 lần.


Trên đây là một động tác cơ bản mà bạn có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi, khi mỏi mệt hay sau mỗi lần làm việc. Như bạn biết, công việc của một thợ nail sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Do đó, bạn phải tự biết chăm sóc và tập luyện để giảm bớt cơn đau cho chính mình nhé!Bên cạnh đó, chúng tôi khuyên bạn nên có chế độ thể dục cho các nhân viên trong salon nail của mình.

Bài viết kỳ trước: LỊCH SỬ CỦA NGHỀ LÀM MÓNG






Được tạo bởi Blogger.